Sự suy yếu của đồng Yên là lý do khiến các sản phẩm điện tử tại Nhật Bản phải tăng giá, nhưng có một ngoại lệ đó là: máy chơi trò chơi điện tử.

Một số công ty ở Nhật Bản đã tăng giá thành sản phẩm của họ từ điện thoại di động cho tới tủ lạnh, tivi. Nhưng ba gã khổng lồ trong lĩnh vực bán máy chơi game là: Sony, Nintendo và Microsoft thì không thay đổi.

Với quy tắc tuân thủ tỷ giá hối đoái 100 yên/1 USD đã dẫn đến việc máy chơi game ở Nhật Bản ngày nay đang rẻ hơn phần còn lại của thế giới khoảng 100 USD. Ngay cả sau khi phát hành sản phẩm mới, cũng không có công ty nào sẵn sàng đi đầu trong việc phá vỡ quy tắc này vì sợ rằng động thái tăng giá sẽ làm mất đi sự ủng hộ của người dùng và các nhà phát triển game ở Nhật Bản.

Sony, Nintendo và Microsoft đều tin rằng khoản lợi nhuận thiếu hụt tại thị trường Nhật Bản hoàn toàn có thể được bù đắp bằng việc bán phần mềm trên thị trường quốc tế.

Tại thị trường Nhật Bản, PlayStation 5 của Sony hiện được mệnh danh là một sản phẩm tài chính, và nhiều người đang mua nó với mục đích bán lại với giá cao hơn chứ không thực sự dùng để chơi game.

Máy chơi game PS5 của hãng Sony
Máy chơi game PS5 của hãng Sony

Tình trạng thiếu phần cứng trong các cửa hàng truyền thống khiến cho tỷ suất lợi nhuận của các nhà sản xuất máy chơi game đang phải chịu áp lực lớn và doanh số bán phần mềm chậm lại. Sony đã hạ dự báo lợi nhuận cả năm do doanh số bán trò chơi không còn được như trước, trong khi Nintendo dự kiến sẽ báo cáo lợi nhuận giảm trong báo cáo hàng quý mới nhất.

Xbox Series S của hãng Microsoft
Xbox Series S của hãng Microsoft

Biên lợi nhuận của tất cả các máy chơi game bán ra ở Nhật Bản đang giảm do đồng Yên suy yếu trong chi phí sản xuất được tính bằng USD đã thúc đẩy các hoạt động tích trữ và đầu cơ. Những người đầu cơ sẽ mua máy chơi game với giá rẻ tại thị trường Nhật Bản, nhưng họ thậm chí không thiết tha bán ngay mà sẽ kiên nhẫn chờ thời điểm tốt nhất, chẳng hạn như khi một game bom tấn ra mắt, rồi bán ra với giá cao hơn. Hành động này sẽ làm chậm chu kỳ luân chuyển giữa doanh số bán phần cứng và phần mềm của các công ty như Sony.

Katsuhiko Hayashi, phát ngôn viên của Tập đoàn Famitsu, một nhà xuất bản tạp chí trò chơi điện tử nổi tiếng, cho biết ngành công nghiệp này đang mất dần đi các khách hàng tiềm năng.

Từ cuối năm 2020, do tác động của đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng điện tử và ngành hậu cần trên thế giới khiến cho việc sản xuất các dòng máy chơi game mới nhất như PS5 của Sony và Xbox Series của Microsoft gặp khó khăn.

Giám đốc tài chính Sony Hiroki Totoki cho biết nguyên nhân kìm hãm năng lực sản xuất của Sony vì tình trạng thiếu linh kiện và cả những thách thức về hậu cần vẫn còn rất gay gắt. Ông từ chối cho biết liệu công ty có kế hoạch tăng giá ở Nhật Bản hay không. 

Nintedo Switch của hãng Nintendo
Nintedo Switch của hãng Nintendo

Nintendo cho biết họ chưa sẵn sàng tăng giá Switch. Microsoft thì từ chối bình luận.

Cho đến thời điểm hiện tại, Nintendo và Sony đã có thể bù đắp khoản lỗ phần cứng do đồng yên suy yếu bằng lợi nhuận tăng tương ứng từ việc bán phần mềm ở nước ngoài. Với hầu hết các chi phí phát triển game bằng tiền Nhật, Nintendo không chịu nhiều áp lực về giá. Các nhà sản xuất máy chơi game truyền thống như họ thường giảm giá máy chơi game khi thị trường đã dần bão hòa - chứ không phải ngược lại - vì sợ rằng việc tăng giá sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu hoặc bị mất thị phần vào tay các đối thủ. 

Bất chấp tình hình lạm phát và khan hiếm linh kiện, nhiều khả năng Apple vẫn giữ giá bán 799 USD cho mẫu iPhone 14 tiêu chuẩn, không tăng như một số đồn đoán.

Ngày 2/8, chuyên gia rò rỉ thông tin Lanzuk từ Hàn Quốc cho biết các lãnh đạo Apple đã quyết định giá bán cho mẫu iPhone 14 cơ bản. Theo đó, giá thiết bị vẫn giữ mức 799 USD cho mẫu 6,1 inch, bằng với iPhone 13 chứ không tăng lên 899 USD như một số tin đồn trước.

Theo Lanzuk, Apple quyết định không tăng giá iPhone 14 do bối cảnh thị trường di động toàn cầu bị đình trệ, nhu cầu người dùng giảm. Do đó, Apple cần giữ nguyên giá bán để tăng doanh số, bất chấp những yếu tố có thể ảnh hưởng như lạm phát, khan hiếm linh kiện, một số bộ phận dùng loại đắt tiền hơn.

Dù không phải nhân vật thường xuyên rò rỉ thông tin, Lanzuk từng đoán đúng một số chi tiết trên các thiết bị Apple và Samsung ra mắt năm 2021.

Trước đó, nhà phân tích Ming-Chi Kuo từ TF International Securities cho biết camera trước trên 4 mẫu iPhone 14 sẽ dùng cảm biến đời mới của LG Innotek, đắt gấp 3 lần so với module cũ.

Theo Kuo, iPhone 14 Pro và 14 Pro Max sở hữu cụm camera lớn hơn do cảm biến chính có độ phân giải tăng từ 12 MP lên 48 MP, giúp thiết bị quay video 8K thay vì tối đa 4K như thế hệ trước. Kuo cho rằng tính năng lấy nét tự động trên camera trước của iPhone 14 sẽ được nâng cấp giúp cải thiện đáng kể chất lượng chụp ảnh và quay video.

iphone-14-pro-iphone-pro-max.jpg
iPhone 14 Pro và Pro Max sẽ đắt hơn 100 USD do chênh lệch lớn với bản tiêu chuẩn. Ảnh: MacRumors.

Nếu tin đồn chính xác, Forbes dự đoán iPhone 14 Max với màn hình 6,7 inch có giá 899 USD. Đó là mức giá hợp lý bởi Apple muốn tăng khoảng chênh lệch giá của iPhone 14 tiêu chuẩn và iPhone 14 Pro. Sự khác biệt giữa 2 dòng máy trong năm nay sẽ lớn hơn, đặc biệt nằm ở màn hình và chip xử lý.

Theo iDropNews, iPhone 14 Pro và iPhone 14 Pro Max có giá lần lượt từ 1.099 USD và 1.199 USD, tăng 100 USD so với bản tiền nhiệm. Tất nhiên, mọi thứ mới chỉ dừng ở mức tin đồn, kế hoạch có thể thay đổi vào phút chót.

Ngày 13.9, Apple dự kiến sẽ ra mắt iPhone 14, 14 Max, 14 Pro và 14 Pro Max đồng thời có thể phát hành phiên bản mới của AirPods Pro mới, Apple Watch, phiên bản cập nhật của iPad Pro và các sản phẩm khác.

Về ngày ra mắt, iHacktu cho biết Apple có thể tổ chức sự kiện giới thiệu iPhone 14 vào ngày 13/9. Sau đó, Táo khuyết sẽ cho đặt trước thiết bị vào ngày 16/9 rồi lên kệ vào 23/9. Đó cũng là lịch trình quen thuộc của các năm trước.

Nếu các thông tin rò rỉ  chính xác, Apple sẽ không còn sản xuất iPhone mini 5,4 inch trong năm nay, thay vào đó chỉ tập trung hai kích thước màn hình là 6,1 inch (iPhone 14 và 14 Pro) và 6,7 inch (iPhone 14 Max và 14 Pro Max).

Advertising
Tham khảo / Tổng hợp
Advertising